Thống kê truy cập

Liên kết website

Tấm gương người tốt việc tốt

CHI HỘI TRƯỞNG HỘI NÔNG DÂN NHIỆT HUYẾT.

19/08/2019 00:00 88 lượt xem

Được sự hỗ trợ nhiệt tình của anh Lèng Văn Đức – Phó thôn kiêm Chi hội trưởng hội nông dân thôn Vai Lũng, Thôn Vai Lũng luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, và đặc biệt luôn đi đầu trong các hoạt động triển khai của chương trình CPRP trên địa bàn xã Tả Nhìu.

 

Chương trình CPRP tỉnh Hà Giang được triển khai trên địa bàn xã Tả Nhìu từ tháng 4/2015. Với vai trò, trách nhiệm của chi hội trưởng hội Nông Dân thôn, anh Đức đã phối hợp với hội nông dân xã, BQL chương trình CPRP, cùng ban phát triển thôn tuyên truyền cho bà con hiểu về các hoạt động của Chương trình. Trong khi bà con xã Tả Nhìu vẫn còn sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa hiểu về nhóm sở thích, thì thôn Vai Lũng đã thành lập được 2 nhóm sở thích chăn nuôi trâu vỗ béo theo hàng hóa. Với sự hỗ trợ nhiệt tình tận tâm cùng với vốn kiến thức về thú y sẵn có, các nhóm sở thích và người dân chăn nuôi trong thôn đã tin tưởng và mạnh dạn chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo hướng hàng hóa.

         

Anh Lèng Văn Đức đang kiểm tra vườn mướp đắng rừng của nhóm CIG trồng mướp đắng rừng thôn Vai Lũng.

Năm 2018, khi huyện Xín Mần triển khai mô hình chuyển đổi diện tích ngô, lúa sang trồng cây dược liệu (cây mướp đắng rừng), mới đầu bà con nhân dân trong thôn không dám chuyển đổi sang trồng mướp đắng rừng do lo sợ không có đầu ra. Nhận thấy đây là cây có giá trị cao, anh Đức đã vận động các hộ thành lập nhóm sở thích trồng cây mướp đắng rừng, anh cam kết sẽ đứng ra ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con và đã được các hộ nhiệt tình hưởng ứng. Nhóm thành lập đã có 10 hộ tham gia, các hộ đã nhất trí bầu anh làm trưởng nhóm, và mạnh dạn cùng nhau mở rộng quy mô lên hơn 3ha. Anh đã cùng các thành viên nhóm xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và xin chương trình CPRP tài trợ. Để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, ông đã thay mặt nhóm đứng ra ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với cơ sở thu mua, chế biến mướp đắng rừng trên địa bàn huyện. Với mỗi ha trồng mướp đắng hàng năm cho thu nhập từ 100 triệu đến 150 triệu đồng, đây sẽ  cây trồng giúp bà con nhân dân xóa đói, giảm nghèo. Tâm sự với chúng tôi, anh cho biết: “trước đây bà con chỉ biết trồng ngô, lúa, giá trị kinh tế thấp, năm được mùa thì mất giá, bây giờ trồng cây mướp đắng rừng cho kinh tế cao gấp 4,5 lần so với trồng ngô lúa, mà lại có cơ sở ký hợp đồng thu mua nên không phải lo về thị trường và giá cả nữa. anh muốn bà con chuyển đổi càng nhiều diện tích ngô, lúa sang trồng mướp đắng rừng thì kinh tế mới khá lên được.

Với vai trò là phó thôn, chi hội trưởng hội nông dân thôn. Anh luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, và gương mẫu trong mọi phong trào do thôn, xã phát động. nhiều mô hình đã được triển khai thành công như mô hình trồng mướp đắng rừng, trồng sắn cao sản, mô hình chăn nuôi trâu vỗ béo theo hướng hàng hóa.. Qua đó đã góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế chung của toàn xã. Thực sự là một tấm gương sáng cho bà con nhân dân trong thôn, cũng như trong xã tích cực học tập và làm theo.


Tin khác